Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Khái niệm sàn gỗ công nghiệp là gì, được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Giúp họ hiểu được về bản chất của sản phẩm. Những ưu, nhược điểm của nó để áp dụng vào quá trình sử dụng thực tế. Cách giữ gìn, bảo quản nâng cao tuổi thọ của sản phẩm. Đánh giá khái niệm nó là gì, bản chất của nó, sẽ mang đến cái nhìn khách quan nhất và chính xác nhất. Giúp người dùng biết được loại ván sàn gỗ công nghiệp nào tốt nhất. Loại nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Vậy sàn gỗ công nghiệp là gì.
Nó là loại vật liệu hiện đại được sản xuất công nghiệp từ bột gỗ tự nhiên. Kết hợp công nghệ hiện đại tạo ra lớp ván gỗ HDF có thể thay thế được cho sàn gỗ tự nhiên. Nó chống lại được những ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường. Sàn gỗ công nghiệp có khả năng chống chịu các tác động như mối, mọt, cong vênh, nước, chống xước tốt hơn các loại ván gỗ truyền thống thông thường.
Xem thêm tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Laminate_flooring
Lịch sử phát triển của sàn gỗ công nghiệp.
• Năm 1977 là giai đoạn mới bắt đầu, với thế hệ sàn gỗ đầu tiên HPL (High Pressure Laminate). Vật liệu này được sản xuất từ những tấm ván sợi mỏng, được ép lại thành khổ lớn.
• Năm 1980-1988 là giai đoạn khó khăn nhất, đánh giá chất lượng và tính phù hợp của ván sàn gỗ công nghiệp. Các nhà sản xuất nghiên cứu tìm tòi những công thức sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
• Năm 1989 cuộc cải cách kỹ thuật đầu tiên. Sàn gỗ công nghiệp được thực hiện theo một công thức sản xuất mới. Ván gỗ được làm từ bột gỗ và được ép nén trực tiếp.
• Năm 1990 -1995 sự phát triển của những gam màu trang trí được áp dụng trên bề mặt của ván gỗ công nghiệp. Những loại vân gỗ, vân đá được thử nghiệm, mang đến tính sáng tạo mới cho sàn gỗ công nghiệp.
• Năm 1996 sàn gỗ không đơn thuần là dạng tấm, mà nó được cắt xẻ thành những thanh nhỏ hơn. Sản phẩm được liên kết với nhau bằng hệ hèm khóa. Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện của công nghệ hèm khóa liên kết cho ván sàn.
• Năm 2000 ván gỗ lát sàn công nghiệp được áp dụng những công nghệ hiện đại, mang đến những tiện ích trong sử dụng như: Cách âm, cách nhiệt, không gây ồn, tấm gỗ được cán mỏng hơn và mềm mại hơn.
Sàn gỗ công nghiệp đạt được cấp độ hoàn thiện cao, nhiều đặc tính tốt từ những năm 2000 trở lại đây.
• Năm 2001-2003 sản phẩm được hoàn thiện tối ưu, bắt đầu quy trình sản xuất đại trà, theo khuôn mẫu và tiêu chuẩn đã được xây dựng.
• Năm 2003-2005 tập trung phát triển những gam màu, kiểu vân gỗ tự nhiên theo xu hướng thiết kế của nội thất. Tăng giá trị sử dụng và những tính năng hữu ích, sản lượng tăng.
• Từ năm 2005 đến nay sản phẩm sàn gỗ công nghiệp được hoàn thiện hoàn toàn về chất liệu. Tiêu chuẩn và quy trình sản xuất. Các nhà sản xuất vẫn tiếp tục nghiên cứu tạo ra những gam màu đẹp nhất. Vân gỗ sắc sảo nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngày nay yêu cầu về tính thẩm mỹ cao, chất lượng sản phẩm cao. Đòi hỏi các nhà sản xuất phải trang bị thêm những tiện ích, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp
Thành phần cấu tạo của ván gỗ lát sàn công nghiệp với bột gỗ tự nhiên kết hợp với các chất phụ gia kết dính. Được bao bọc bởi các lớp vật liệu với đặc tính chống chịu tốt, giúp tăng cường chất lượng, tăng độ bền. Cấu trúc ván sàn gỗ được chia thành 4 lớp cụ thể như sau:
Lớp thứ nhất (Lớp phủ bề mặt).
Lớp này mỏng 0,2mm, có màu trong suốt bao phủ bề mặt ván sàn. Lớp này được tăng cường hợp chất nhôm oxit tăng độ cứng. Tăng khả năng chống chịu, chống trầy xước, chống cháy, không bám bẩn. Chúng ta có thể coi lớp này như một lớp áo bảo vệ.
Lớp thứ hai ( Lớp trang trí).
Thông thường lớp này được tạo màu theo gam màu gỗ tự nhiên, kiểu vân của gỗ tự nhiên. Nó có thể được tạo màu và vân của gạch, thảm… Lớp này dày 0,2mm được in màu theo ý thích của con người, mang đến tính thẩm mỹ, tiện ích trong trang trí nội thất.
Lớp thứ ba (Lớp ván gỗ công nghiệp).
Đây là tấm gỗ lót sàn công nghiệp, cấp độ chất lượng gỗ HDF (High Density Fibreboard). Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào cấp độ chất lượng của lớp ván gỗ này. Hiện nay ván gỗ công nghiệp được sử dụng với áp suất nén từ 800kg/cm3 trở lên, trọng lượng riêng đạt từ 800kg/m2 đến 950kg/m3.
Lớp thứ tư (Lớp phủ mặt sau)
Đây là vật liệu tổng hợp dạng nhựa Polyme tổng hợp. Giúp sàn gỗ có khả năng chống ẩm mặt sau, tăng cường tính ổn định cho sản phẩm, tăng tuổi thọ.
Các đặc tính của sàn gỗ công nghiệp.
++ Chống trầy xước: Đây là đặc tính nổi bật, ưu việt hơn hẳn. Cấp độ cao hơn hẳn so với các loại ván gỗ lót sàn thông thường. Bằng những thử nghiệm trực tiếp Đã chứng minh sàn gỗ công nghiệp có thể chống chịu được những tác động của những vật dụng có bánh xe lăn. Những tác động đi lại có mang giầy dép của con người. Tiêu chuẩn chất lượng đạt cấp độ từ AC3 đến AC4.
++ Chống cháy: Bề mặt với lớp phủ được trang bị các tinh thể Alunium, tính năng chống cháy tối ưu nhất. Bằng những thử nghiệm thực tế chứng minh. Bề mặt của ván gỗ không bị ảnh hưởng bởi sức cháy của tàn thuốc lá.
++ Bền vững với ánh sáng: Dưới những tác động của ánh sáng đèn, ánh sáng mặt trời chiếu từ ngoài vào. Không phát hiện thấy ảnh hưởng nào. Sàn gỗ công nghiệp ổn định dưới ánh sáng thông thừơng.
++ Chống hóa chất tẩy rửa: Ván gỗ công nghiệp có thể được vệ sinh bằng những hóa chất tẩy rửa ở cấp độ nhẹ. Nước xà phòng loãng, nước tranh. Những chất dầu mỡ của đồ ăn rơi xuống sàn đều không có ảnh hưởng nào.
++ An toàn với người dùng: Sản phẩm được kiểm định theo các tiêu chuẩn an toàn của Châu Âu. Về lượng khí thải Formaldehyde. Tiêu chuẩn an toàn của ván gỗ lát sàn công nghiệp là E1 nghĩa là khí thải Formaldehyde ở mức 0.1ppm (<0.125 mg/m3 không khí) .
Những đánh giá về khái niệm sàn gỗ công nghiệp là gì?
Trên đây là tổng hợp những nội dung: Sàn gỗ công nghiệp là gì? Lịch sử phát triển. Cấu trúc sản phẩm, đánh giá những đặc điểm cơ bản nhất của ván gỗ lót sàn. Chúng tôi mong muốn mang đến cho bạn đọc những kiến thức bổ ích nhất. Mọi thông tin về sản phẩm, thông tin thêm về tư vấn. Quý khách vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0946 839 686 để được hỗ trợ.